Cách nhìn nhận vấn đề của người lãnh đạo rất quan trọng, nếu nhìn nhận một cách chủ quan thì rất dễ dẫn đến không phát huy được tài năng của cấp dưới đôi khi còn triệt tiêu cả những thế mạnh của người lao động, nếu nhìn nhận một cách khách quan và hiểu rõ bản chất của con người thì có thể phát huy được cả những năng lực tiềm ẩn của cấp dưới, tạo cho họ niềm say mê trong công việc, đồng thời gây được không khí phấn khích cho những đồng nghiệp khác.
Chế độ thưởng phạt cần phải công minh: phải luôn coi trong lợi ích chung, coi trọng công bằng khi sử dụng người, khi cấp dưới thực hiện công việc đạt kết quả tốt, đảm bảo tiến độ cần có sự tưởng thưởng kịp thời, xứng đáng, nó sẽ làm cho những người khác có động lực hơn trong công việc. Người lãnh đạo cần có thái độ khoan dung hơn đối với những lỗi lầm của cấp dưới. Việc phê bình hay khiển trách cấp dưới cũng đòi hỏi phải có nghệ thuật, khi khiển trách cần đứng trên góc độ của tập thể chứ không đứng trên góc độ của cá nhân để khiển trách.
Thu phục nhân viên dưới quyền: khi cấp trên không chỉ đơn thuần ra lệnh, yêu cầu cấp dưới thực hiện, mà nó đòi hỏi người quản lý phải có nghệ thuật, am hiểu tâm lý con người, trước hết người quản lý phải là tấm gương, khi nhân viên cảm nhận được lòng nhiệt tình, hăng hái làm việc của nhà quản lý thì họ sẽ thực hiệc công việc được giao với tinh thần và thái độ làm việc hăng say, nghiêm túc, kéo theo kết quả công việc sẽ tốt cho cả tổ chức lẫn bản thân nhân viên, họ sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm trong công việc.
Nghệ thuật khen: lời khen cần phải xuất phát từ đáy lòng, tránh những lời khen sáo rỗng rất dễ gây phản cảm, sử dụng lời khen có hiệu quả sẽ có tác dụng làm cho tinh thần làm việc của nhân viên hưng phấn. Trong công việc, nhà quản lý không nên tiếc lời khen khi nhân viên của mình làm việc tốt, dù là điều nhỏ nhặt.
Quan tâm đến thông tin phản hồi từ phía nhân viên: tâm lý làm việc của nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến không khí làm việc chung của tổ chức, và gián tiếp nó cũng sẽ ảnh hưởng đến khách hàng , nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh… nếu không có sự quan tâm đúng mức thì tinh thần làm việc của nhân viên sẽ ngày càng sút kém và số lượng người lao động sẽ rời bỏ doanh nghiệp ngày càng tăng lên.
Quan tâm đến cuộc sống của nhân viên nhưng không nên quá tò mò việc riêng tư:
Xử lý những tình huống căng thẳng có hiệu quả: ngày nay việc stress trong công việc là hoàn toàn phổ biến vì tiến độ thực hiện công việc cũng như khối lượng công việc đôi khi quá tải, xung đột trong nội bộ doanh nghiệp, ngoài ra cũng còn có stress trong cuộc sống gia đình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công việc. Nhiệm vụ của nhà quản lý là làm sao có thể dung hòa bớt những áp lực này, có thể bằng cách phát hiện kịp thời vấn đề từ khi mới nảy sinh, để đưa ra các biện pháp giải quyết thích hợp.
|