LIÊN HỆ
TRANG CHỦ | TÀI LIỆU | CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN  

Thi công xây dựng công trình dân dụng CN
 

 Upload

Điểm khác mới giữa luật đấu thầu năm 2013 và luật đấu thầu năm 2005

Luật Đấu thầu năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2013 và có hiệu lực thi hành 1/72014 đã sửa đổi, bổ sung, khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật cũ ban hành năm 2005, đáp ứng kịp thời yêu cầu phải có một môi trường minh bạch, cạnh tranh cho hoạt động đấu thầu, đồng thời góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về mua sắm sử dụng vốn nhà nước. Có 8 điểm mới khác luật cũ như sau:

 

Một là, đa dạng hóa phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu.

 Việc đánh giá hồ sơ dự thầu theo phương pháp giá đánh giá thấp nhất quy định tại Luật Đấu thầu năm 2005, mặc dù là một phương pháp tiên tiến phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng chưa tính đến điều kiện cụ thể của Việt Nam nên trong một số trường hợp khó áp dụng. Luật Đấu thầu năm 2013 đã khắc phục hạn chế này, bổ sung thêm các phương pháp đánh giá mới để tăng tính chủ động, linh hoạt cho chủ đầu tư trong việc lựa chọn nhà thầu phù hợp hơn với từng loại hình và quy mô của gói thầu, đồng thời khắc phục tình trạng bỏ thầu giá thấp, nhưng không đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu. Cụ thể, khi đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, thì chủ đầu tư có thể lựa chọn một trong các phương pháp, như: phương pháp giá thấp nhất, phương pháp giá đánh giá, phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá. Còn đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, chủ đầu tư có thể lựa chọn một trong các phương pháp, như: phương pháp giá thấp nhất, giá cố định, dựa trên kỹ thuật, hoặc phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá.

Hai là, bổ sung thêm hình thức lựa chọn nhà thầu.

 Ngoài những hình thức lựa chọn nhà thầu đã được quy định trong Luật Đấu thầu năm 2005 (đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện, lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt), Luật Đấu thầu năm 2013 còn bổ sung thêm hình thức tham gia thực hiện của cộng đồng để phù hợp với thực tiễn, nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và tạo việc làm cho người lao động trong nước. Những gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hay những gói thầu có quy mô nhỏ, nếu cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu có thể đảm nhiệm, thì được giao thực hiện toàn bộ hay một phần gói thầu đó.

Ba là, bổ sung phương thức lựa chọn nhà thầu.

 Luật Đấu thầu năm 2005 chỉ quy định 3 phương thức đấu thầu, đó là: phương thức một túi hồ sơ, phương thức hai túi hồ sơ và phương thức hai giai đoạn. Để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình lựa chọn nhà thầu, Luật Đấu thầu năm 2013 đã quy định rõ hơn với 4 phương thức đấu thầu, là: phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ; một giai đoạn hai túi hồ sơ; hai giai đoạn một túi hồ sơ; hai giai đoạn hai túi hồ sơ. Đặc biệt, phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng cho đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp; đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư (trong khi đó, Luật Đấu thầu năm 2005 quy định phương thức này chỉ áp dụng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn).

Bốn là, có nhiều ưu đãi hơn với nhà thầu trong nước.

Luật Đấu thầu năm 2013 đã quy định rõ chính sách ưu đãi dành riêng cho hàng hóa sản xuất trong nước và chính sách ưu đãi dành riêng cho nhà thầu trong nước khi tham gia đấu thầu trong nước hay đấu thầu quốc tế. Đối với hàng hóa, nhà thầu sẽ được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu trong nước hoặc đấu thầu quốc tế để cung cấp hàng hóa có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên. Đối với nhà thầu, Luật Đấu thầu năm 2013 yêu cầu nhà thầu nước ngoài khi tham dự đấu thầu quốc tế tại Việt Nam phải liên danh với nhà thầu trong nước. Trường hợp liên danh mà phần việc do nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% giá trị công việc của gói thầu trở lên, thì sẽ được áp dụng ưu đãi. Ngoài ra, nhà thầu sử dụng lao động là nữ giới, thương binh, người khuyết tật, hay nhà thầu doanh nghiệp nhỏ được hưởng chính sách ưu đãi khi tham gia đấu thầu trong nước.

Các quy định này đã được tính toán kỹ lưỡng, không trái với các thông lệ quốc tế và ở bất kỳ quốc gia nào cũng có chính sách hỗ trợ thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và tạo việc làm cho người lao động yếu thế trong xã hội. Quy định này nhằm tiếp tục khẳng định chính sách ưu tiên phát triển nguồn lực và tạo việc làm cho lao động trong nước; đồng thời, từng bước giúp nhà thầu Việt Nam nâng cao năng lực, sức cạnh tranh để tiến tới trở thành nhà thầu độc lập thực hiện gói thầu lớn, công nghệ cao, phức tạp không chỉ tại thị trường trong nước mà cả trên thị trường quốc tế.

Năm là, có một mục riêng quy định về thuốc, vật tư y tế.

 Những hàng hóa này do tính đặc thù, nên chủ đầu tư còn có thể áp dụng hình thức đàm phán giá. Đây là một hình thức hoàn toàn mới, đã nảy sinh trong thực tiễn những năm gần đây. Do đó, Luật Đấu thầu năm 2013 đã bổ sung kịp thời thêm hình thức này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư trong việc mua thuốc trong trường hợp gói thầu đó chỉ có 1 đến 2 nhà sản xuất, hay đó là thuốc biệt dược gốc, thuốc hiếm, thuốc trong thời gian còn bản quyền và các trường hợp đặc thù khác.

Sáu là, hợp đồng trong đấu thầu được quy định chặt chẽ.

 Luật Đấu thầu năm 2013 đã có một bước chuyển rất mạnh mẽ trong quy định về ký kết, thực hiện và quản lý hợp đồng trong đấu thầu. Để tránh tình trạng áp dụng loại hợp đồng không phù hợp với tính chất của gói thầu, điều chỉnh hợp đồng, điều chỉnh hình thức hợp đồng, điều chỉnh thời gian thực hiện hợp đồng một cách tùy tiện, gây lãng phí, làm giảm hiệu quả đầu tư của các dự án như thời gian qua, Luật Đấu thầu năm 2013 đã quy định rõ trách nhiệm của nhà thầu và chủ đầu tư trong quá trình thực hiện hợp đồng. Theo đó, tất cả các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu chỉ được áp dụng 4 loại hợp đồng, đó là: hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian. Đặc biệt, Luật Đấu thầu năm 2013 quy định, hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản, được ưu tiên lựa chọn áp dụng. Trong trường hợp không áp dụng loại hợp đồng trọn gói, thì người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải chịu trách nhiệm giải trình lý do vì sao chọn loại hợp đồng khác (hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh), mà không phải là hợp đồng trọn gói.

Bảy là, tạo cơ sở thu hút nhà đầu tư tư nhân.

 Hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công-tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất đã và đang được triển khai thí điểm ở một số địa phương. Nội dung này được quy định tại các Nghị định số 108/2009/NĐ-CP, ngày 27/11/2009; Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg, ngày 9/11/2010; Thông tư số 03/2011/TT-BKHĐT, ngày 27/01/2011. Trên cơ sở đó, Luật Đấu thầu năm 2013 đã quy định những nguyên tắc chung cho việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư nhằm phục vụ cho việc triển khai hình thức PPP, đồng thời tạo cơ sở để khuyến khích, thu hút mạnh mẽ hơn các nguồn lực tư nhân tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng góp phần tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu nền kinh tế.

Tám là, thống nhất quy định mua sắm tập trung, mua sắm thường xuyên.

 Thay vì mua sắm công như trước đây mất rất nhiều thời gian, chi phí tổ chức, hàng trăm cơ quan khác nhau “mạnh ai nấy làm”, thì cơ quan mua sắm tập trung sẽ chịu trách nhiệm tổ chức mua sắm chuyên nghiệp một lần. Hình thức này không chỉ giúp tăng tính chuyên nghiệp trong hoạt động mua sắm, mà còn tạo điều kiện nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian và chi phí tổ chức mua sắm. Đồng thời, hỗ trợ phát triển sản xuất trong nước và khuyến khích nhà thầu nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó, việc áp dụng thỏa thuận hợp đồng khung trong mua sắm tập trung và việc hình thành các tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, hợp lý sẽ giúp tăng hiệu quả kinh tế - xã hội cho công tác đấu thầu, phát triển sản xuất trong nước.

Cùng với mua sắm tập trung, Luật Đấu thầu năm 2013 còn bổ sung một số nguyên tắc chính và quy trình tổng quát trong mua sắm thường xuyên nhằm nâng cao hiệu lực pháp lý của quy định này, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật về đấu thầu (khi chưa có Luật Đấu thầu năm 2013 vấn đề này chỉ được quy định trong thông tư). Đồng thời, việc phân cấp trong đấu thầu mua sắm thường xuyên được quy định cụ thể hơn, tăng cường trách nhiệm giải trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính

 

 

 Upload

 

Một số điểm mới của Luật Đấu thầu 2013 so với Luật Đấu thầu 2005

 

Luật Đấu thầu 2013 đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2013, Luật bao gồm 13 chương, 96 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014.

 

 

So với Luật Đấu thầu 2005, Luật Đấu thầu 2013 có 10 điểm mới cơ bản được điều chỉnh, đặc biệt trong đó việc điều chỉnh đối với cả các dự án có sử dụng vốn nhà nước dưới 30% nhưng có giá trị trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án. Các trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu được quy định lại, bỏ các trường hợp chỉ định do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài.

 

Thứ nhất, ưu tiên phát triển nguồn lực trong nước

Luật Đấu thầu năm 2013 đã chú trọng ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, tạo cơ hội cho nhà thầu trong nước trúng thầu và tạo công ăn việc làm cho lao động trong nước, ưu đãi đối với nhà thầu và hàng hóa sản xuất trong nước nhằm thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về “Khuyến khích người Việt Nam ưu tiên dung hàng Việt Nam” đồng thời từng bước giúp nhà thầu Việt Nam tiếp nhận công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tự chủ, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh để tiến tới trở thành nhà thầu độc lập thực hiện các gói thầu lớn, công nghệ cao, phức tạp không chỉ tại thị trường Việt Nam mà cả trên thị trường quốc tế.

 

Thứ hai, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đấu thầu

Luật Đấu thầu năm 2013 đã sửa đổi một số quy định hiện hành nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động đấu thầu theo tinh thần Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 2/6/2010 và Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 27/12/2010 của Chính phủ , đồng thời quy định cụ thể hơn về các quy trình lựa chọn nhà thầu đối với từng trường hợp cụ thể.

 

Thứ ba, về Phương pháp đánh giá Hồ sơ dự thầu (HSDT)

Luật quy định rõ phương pháp đánh giá HSDT theo từng lĩnh vực cụ thể. Bên cạnh đó, Luật cũng bổ sung một số phương pháp mới trong đánh giá HSDT nhằm đa dạng hóa phương pháp đánh giá để phù hợp với từng loại hình và quy mô của gói thầu, đồng thời khắc phục tình trạng bỏ thầu giá thấp nhưng không đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu.

 

Thứ tư, Mua sắm tập trung

Luật quy định hình thức mua sắm tập trung để áp dụng rộng rãi trong công tác đấu thầu. Theo hình thức này, thay vì tổ chức mua sắm ở hàng trăm cơ quan khác nhau thì cơ quan mua sắp tập trung sẽ chịu trách nhiệm tổ chức mua sắm chuyên nghiệp một lần. Hình thức này không chỉ giúp tăng tính chuyên nghiệp trong hoạt động mua sắm mà còn tạo điều kiện nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian và chi phí tổ chức mua sắm, đồng thời hỗ trợ phát triển sản xuất trong nước và khuyến khích nhà thầu nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ.

 

Thứ năm, mua thuốc và vật tư y tế

Luật Đấu thầu năm 2013 có một mục riêng quy định về thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập. Riêng đối với đấu thầu mua thuốc, quy định bổ sung hình thức đàm phán đánh giá đối với gói thầu mua thuốc chỉ có từ một đến hai nhà sản xuất, thuộc biệt dược gốc, thuốc hiếm, thuốc trong thời gian còn bản quyền và các trường hợp đặc thù khác theo quy định của Chính phủ.

 

Thứ sáu, Lựa chọn nhà đầu tư

Luật bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về thủ tục, phương pháp lựa chọn nhà đầu tư trên cơ sở tổng hợp các thông lệ quốc tế tốt và rút kinh nghiệm từ thực tiễn lựa chọn nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng và dịch vụ công cộng tại Việt Nam trong thời gian qua. Đi đôi với giải pháp phát triển quyết liệt để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) nhằm thúc đẩy tái cơ cấu đầu tư công, quy định này góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thu hút, lựa chọn nhà đầu tư một cách minh bạch, cạnh tranh; xây dựng niềm tin của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam.

 

Thứ bảy, hợp đồng trong đấu thầu

Luật Đấu thầu năm 2013 đã sửa đổi một số quy định hiện hành về ký kết thực hiện và quản lý hợp đồng; quy định hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản, khi quyết định áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh thì người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo loại hợp đồng này phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói.

 

Thứ tám, Phân cấp trong đấu thầu

Khác với Luật Đấu thầu năm 2005, Luật Đấu thầu năm 2013 phân cấp triệt để việc quyết định hình thức chỉ định thầu cho Bộ trưởng , Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp mà không yêu cầu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Để việc phân cấp gắn với trách nhiệm giải trình, tránh khép kín trong đấu thầu, Luật Đấu thầu năm 2013 đã bổ sung quy định về trách nhiệm giải trình của người dân có thẩm quyền, chủ đầu tư trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

 

Thứ chín, giám sát về đấu thầu

Luật cũng bổ sung quy định về yêu cầu giám sát của cộng đồng trong quá trình lựa chọn nhà thầu và thực hiện hợp đồng, bổ sung trách nhiệm về giám sát của người có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của cá nhân đối với từng hoạt động trong quá trình đấu thầu để có cơ sở quy định chế tài xử lý vi phạm tương ứng với từng hành vi vi phạm.

 

Thứ mười, xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu

Nhằm tăng cường chế tài xử lý vi phạm trong đấu thầu, Luật Đấu thầu năm 2013 đã bổ sung một số hành vi bị cấm trong đấu thầu, đồng thời quy định thêm biện pháp xử phạt đối với cá nhân được giao trách nhiệm xử phạt nhưng không tuân thủ quy định, các biện pháp phạt bổ sung như đăng tải công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm trên Báo đấu thầu, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng, buộc phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định.

 

Luật Đấu thầu 2013 có hiệu lực thi hành, được kỳ vọng là sẽ cải thiện rõ rệt trong quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu nói riêng, góp phần tăng cường hiệu quả sử dụng vốn của Nhà nước nói chung trong thời gian tới.

 

Luật đấu thầu số 43/2013/QH13

Ngày 26/11/2013, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật đấu thầu số 43/2013/QH13. Luật được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 09/12/2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014. Luật gồm 13 chương với 96 điều được xây dựng trên cơ sở Luật đấu thầu năm 2005, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009.

So với Luật đấu thầu 2005, Luật đấu thầu 2013 có nhiều điểm mới đáng chú ý sau đây:

Thứ nhất, Luật đấu thầu năm 2013 ưu tiên phát triển nguồn lực, tạo cơ hội cho nhà thầu trong nước trúng thầu và tạo công ăn việc làm cho lao động trong nước, ưu đãi đối với nhà thầu và hàng hóa sản xuất trong nước nhằm thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về “Khuyến khích người Việt Nam ưu tiên dung hàng Việt Nam” đồng thời từng bước giúp nhà thầu Việt Nam tiếp nhận công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tự chủ, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh để tiến tới trở thành nhà thầu độc lập thực hiện các gói thầu lớn, công nghệ cao, phức tạp không chỉ tại thị trường Việt Nam mà cả trên thị trường quốc tế.

Thứ hai, Luật đấu thầu năm 2013 đã sửa đổi một số quy định hiện hành nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động đấu thầu theo tinh thần Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 2/6/2010 và Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 27/12/2010 của Chính phủ, đồng thời quy định cụ thể hơn về các quy trình lựa chọn nhà thầu đối với từng trường hợp cụ thể.

Thứ ba, Luật quy định rõ phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu theo từng lĩnh vực cụ thể: lựa chọn nhà thầu (dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp); lựa chọn nhà đầu tư. Trong đó, phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: phương pháp giá dịch vụ, phương pháp góp vốn của Nhà nước, phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước và phương pháp kết hợp; tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá về tài chính.

Bên cạnh đó, Luật đấu thầu 2013 bổ sung thêm 04 phương pháp đánh giá mới nhằm đa dạng hóa phương pháp đánh giá để phù hợp với từng loại hình và quy mô của gói thầu, đồng thời khắc phục tình trạng bỏ thầu giá thấp nhưng không đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu. Đó là phương pháp giá thấp nhất và phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá (áp dụng đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp); phương pháp giá thấp nhất và phương pháp giá cố định (áp dụng đối với gói thầu tư vấn).

Thứ tư, Luật quy định hình thức mua sắm tập trung để áp dụng rộng rãi trong công tác đấu thầu. Theo hình thức này, thay vì tổ chức mua sắm ở hàng trăm cơ quan khác nhau thì cơ quan mua sắp tập trung sẽ chịu trách nhiệm tổ chức mua sắm chuyên nghiệp một lần. Hình thức này không chỉ giúp tăng tính chuyên nghiệp trong hoạt động mua sắm mà còn tạo điều kiện nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian và chi phí tổ chức mua sắm, đồng thời hỗ trợ phát triển sản xuất trong nước và khuyến khích nhà thầu nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ.

Thứ năm, Luật đấu thầu năm 2013 có một mục quy định về thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập. Riêng đối với đấu thầu mua thuốc, Luật đấu thầu năm 2013 quy định bổ sung hình thức đàm phán đánh giá đối với gói thầu mua thuốc chỉ có từ một đến hai nhà sản xuất, thuộc biệt dược gốc, thuốc hiếm, thuốc trong thời gian còn bản quyền và các trường hợp đặc thù khác theo quy định của Chính phủ.

Thứ sáu, Luật bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về thủ tụcphương pháp lựa chọn nhà đầu tư trên cơ sở tổng hợp các thông lệ quốc tế tốt và rút kinh nghiệm từ thực tiễn lựa chọn nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng và dịch vụ công cộng tại Việt Nam trong thời gian qua. Đi đôi với giải pháp phát triển quyết liệt để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) nhằm thúc đẩy tái cơ cấu đầu tư công, quy định này góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thu hút, lựa chọn nhà đầu tư một cách minh bạch, cạnh tranh; xây dựng niềm tin của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Rất đáng lưu ý là việc lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu qua mạng được quy định cụ thể tại các Điều 60 và 61 của Luật Đấu thầu 2013.

Thứ bảy, Luật đấu thầu năm 2013 đã sửa đổi một số quy định hiện hành về ký kết thực hiện và quản lý hợp đồngquy định hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản, khi quyết định áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh thì người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo loại hợp đồng này phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói.

Thứ tám, khác với Luật đấu thầu năm 2005, Luật đấu thầu năm 2013 phân cấp triệt để việc quyết định hình thức chỉ định thầu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp mà không yêu cầu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Để việc phân cấp gắn với trách nhiệm giải trình, tránh khép kín trong đấu thầu, Luật đấu thầu năm 2013 đã bổ sung quy định về trách nhiệm giải trình của người dân có thẩm quyền, chủ đầu tư trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Thứ chín, Luật cũng bổ sung quy định về yêu cầu giám sát của cộng đồng trong quá trình lựa chọn nhà thầu và thực hiện hợp đồng, bổ sung trách nhiệm về giám sát của người có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của cá nhân đối với từng hoạt động trong quá trình đấu thầu để có cơ sở quy định chế tài xử lý vi phạm tương ứng với từng hành vi vi phạm.

Thứ mười, Luật đấu thầu năm 2013 bổ sung một số hành vi bị cấm trong đấu thầu, đồng thời quy định thêm biện pháp xử phạt đối với cá nhân được giao trách nhiệm xử phạt nhưng không tuân thủ quy định, các biện pháp phạt bổ sung như đăng tải công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng, buộc phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định.

Ngày 26/6/2014, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 63 /2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thấu về lựa chọn nhà thầu. Nghị định gồm 15 chương với 130 điều có hiệu lực thi hành từ 15/8/2014 và thay thế Nghị định 85/2009/NĐ-CP, Nghị định 68/2012/NĐ-CP, Quyết định 50/2012/QĐ-TTg. Theo đó, có những điểm mới đáng chú ý sau:

  1. Đánh giá nhà thầu độc lập (Khoản 4 điều 2): Nhà thầu được đánh giá độc lập về pháp lý, tài chính với nhà thầu khác; với nhà thầu tư vấn; với chủ đầu tư, bên mời thầu khi đáp ứng các điều kiện sau:

-        Không cùng một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp.

-        Nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau.

-        Nhà thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.

-        Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn không có cổ phần hoặc vốn góp cùng nhau; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.

  1. Nguyên tắc ưu đãi (Điều 3): Đây là quy định hoàn toàn mới trong NĐ 63, Theo đó:

-        Trường hợp sau khi tính ưu đãi, nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên cho nhà thầu có đề xuất chi phí trong nước cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động địa phương hơn.

-        Trường hợp nhà thầu tham dự thầu thuộc đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi thì khi tính ưu đãi chỉ được hưởng một loại ưu đãi cao nhất.

-        Đối với gói thầu hỗn hợp, việc tính ưu đãi căn cứ tất cả các đề xuất của nhà thầu trong các phần công việc tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp. Nhà thầu được hưởng ưu đãi khi có đề xuất chi phí trong nước từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.

  1. Ưu đãi đối với hàng hóa trong nước (Khoản 1 điều 5): Hàng hóa trong nước được ưu đãi khi nhà thầu chứng minh được hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên trong giá hàng hóa.
  2. Ưu đãi đối với đấu thầu trong nước (Điều 6): Ưu đãi đối với gói thầu mua sắp hàng hóa trong nước; hồ sơ dự thầu, đề xuất của nhà thầu có tổng số lao động là nữ giới hoặc thương binh, người khuyết tật có tỷ lệ 25% trở lên và có hợp đồng lao động tối thiểu 3 tháng; nhà thầu là doanh nghiệp nhỏ thuộc đối tượng hưởng ưu đãi…
  3. Điều khoản hướng dẫn thi hành:

5.1. Đối với những gói thầu đã phê duyệt kế hoạch đấu thầu nhưng đến ngày 01/7/2014 chưa phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nếu không phù hợp với Luật đấu thầu 2013 thì phải phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đấu thầu. Đối với hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phát hành trước ngày 01/7/2014 thì được thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu 2005Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản 2009, Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009, Nghị định số 68/2012/NĐ-CP ngày 12/9/2012 của Chính phủ, Quyết định số 50/QĐ-TTg ngày 9/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ và các Thông tư liên quan. (Khoản 1 điều 129).

5.2. Trong thời gian từ 01/7/2014 đến ngày 15/8/2014 việc triển khai thực hiện lựa chọn nhà thầu thực hiện theo Luật đấu thầu 2013; Nghị định 85, Nghị định 68 và các văn bản hướng dẫn có liên quan nhưng đảm bảo không trái với Luật đấu thầu 2013 (Khoản 2 điều 129).

5.3. Đối với việc mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ công, việc lựa chọn nhà thầu theo hình thức đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện theo quy định tại Nghị định 130/2013/NĐ-CP; các hình thức lựa chọn nhà thầu khác được thực hiện theo Luật đấu thầu 2013 và Nghị định này (Khoản 3 điều 129).

5.4. Cá nhân đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu trước ngày 15/8/2014 vẫn được tham gia các hoạt động đấu thầu theo quy định tại điều 16 của Luật đấu thầu 2013 nhưng phải tự cập nhật các nội dung quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu hiện hành (Khoản 4  điều 129).

Những nội dung đổi mới cần lưu ý trong hoạt động đấu thầu:

-        Phải đăng tải thông tin kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư phải đăng tin trên báo Đấu thầu 1 kỳ.

-        Giá bán hồ sơ mời thầu tối đa là 2 triệu đồng; Hồ sơ đề xuất 1 triệu đồng.

-        Thời gian lưu trữ hồ sơ lựa chọn nhà thầu tối thiểu 3 năm kể từ khi quyết toán hợp đồng;

-        Bên mời thầu phải tiếp nhận tất cả HSDT của tất cả các nhà thầu nộp trước thời điểm đóng thầu, kể cả nhà thầu chưa mua hoặc chưa nhận HSMT trực tiếp từ chủ đầu tư. Trường hợp nhà thầu chưa mua HSMT phải nộp cho bên mời thầu khoản tiền bằng giá bán HSMT.

-        Việc mở HSMT phải tiến hành trong vòng 1 giờ kể từ thời điểm đóng thầu

-        Đại diện bên mời thầu phải ký xác nhận một số tài liệu bản gốc quan trọng trong HSDT (Đơn dự thầu, đảm bảo dự thầu, Đề xuất tài chính...)

-        Hạn mức chỉ định thầu: 500 triệu đối với Tư vấn; 1 tỷ đối với Xây lắp, hàng hóa, 100 triệu đối với mua sắm thường xuyên.

-        Hạn mức chào hàng cạnh tranh: 5 tỷ; chào hàng cạnh tranh rút gọn 300 triệu, 200 triệu đối với mua sắm thường xuyên.

-        Nhà thầu được chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu của cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động đấu thầu

-        Về tự thực hiện phải có phương án tự thực hiện, Dự thảo hợp đồng, hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc.

-        Gói thầu quy mô nhỏ được xác định là không quá 10 tỷ đối với Tư vấn, hàng hóa, 20 tỷ đối với gói thầu xây lắp.

-        Quy định riêng về mua sắm thường xuyên.

-        Việc thanh toán phải căn cứ vào giá hợp đồng và các điều khoản nêu trong hợp đồng không căn cứ theo dự toán cũng như các quy định, hướng dẫn hiện hành của Nhà nước về định mức, đơn giá, không căn cứ hóa đơn tài chính của Nhà thầu đối với các yếu tố đầu vào.

Việc cập nhật kiến thức pháp luật thường xuyên, kịp thời để thực hiện đúng quy định là yêu cầu quan trọng trong công tác quản lý nhất là công tác Quản lý Đầu tư xây dựng và mua sắm vật tư, thiết bị. Bên cạnh những quy định của pháp luật, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc cũng có những quy chế, quy định riêng cho công tác đấu thầu. Vì vậy mỗi thành viên tham gia quản lý dự án, tham gia hoạt động đấu thầu phải hiểu cập nhật thường xuyên quy định mới và áp dụng hiệu quả trong công tác./.

NAM HAI GROUP

 

 
Tài liệu khác:
Xây dựng nhà thép tiền chế (14/7/2020)
Thông tư số 13/2017/TT-BXD quy định sử dụng VLXD không nung trong các công trình (13/12/2017)
CÔNG TRÌNH NHÀ THÉP TIỀN CHẾ (6/2/2017)
10 sai lầm lớn nhất của nhân viên mới (26/4/2016)
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp - Yếu tố quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp (26/4/2016)
Văn hóa ứng xử của cấp trên và cấp dưới (26/4/2016)
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP (26/4/2016)
Thi công xây dựng công trình dân dụng CN (10/11/2014)
Thi công công trình giao thông (10/11/2014)
Thi công, xây dựng công trình thủy lợi (10/11/2014)
Hợp tác phát triển bền vững (25/10/2014)
Thi công, xây dựng công trình dân dụng công nghiệp (25/10/2014)
Thiết kế quy hoạch, lập dự án, thiết kế sơ bộ, kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công (14/8/2014)
Thông tư 03/2016/TT-BXD về QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (11/5/2014)
Thi công lắp đặt cầu thang gỗ tại TP Vinh Nghệ An (27/4/2014)
 
THÔNG TIN THỜI SỰ
Nghệ An lập mốc lịch sử thu hút vốn FDI
Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Nghệ An 7 nhiệm vụ tổ chức thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030
Trung tâm khai thác vận chuyển Bắc Miền Trung
Công nghệ xây dựng
Lễ khánh thành trung tâm vận chuyển và kho vận khu vực Bắc Miền Trung
Trung tâm vận chuyển và kho vận Bắc miền Trung bắt đầu hoạt động
Hơn 600 doanh nghiệp Nghệ An tham gia tìm hiểu chính sách thuế
Ứng dụng công nghệ BIM trong thiết kế và thi công
3 vị trí đặt cầu thang phạm phong thủy
Thiết kế nhà hàng
 
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- Luật Đầu tư 2020 số 61/2020/QH14
- Quyết định 1291/QĐ-BXD về Công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2017.
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Thông tư 26/2016/TT-BXD về quy định chi tiết một số nội dung về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Thông tư 10/2019/TT-BXD về việc ban hành định mức xây dựng
ĐỐI TÁC
 
GIỚI THIỆU
TỔNG QUAN CÔNG TY
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
CHỨNG CHỈ ISO
GIÁ TRỊ CỐT LÕI
NĂNG LỰC HĐXD
CÔNG TRÌNH DỰ ÁN
Công trình dân dụng
Công trình công nghiệp
Công trình giao thông, thuỷ lợi
Công trình hạ tầng kỹ thuật

THÔNG TIN LIÊN LẠC

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ NAM HẢI
Add: Số 1916, Green View 3, đường Hoàng Nghĩa Lương, TP Vinh
Tel: 0238.86.99999 *  Fax: 0238.8686999  
EMail: [email protected]
Website: http://namhai.org